Các giai đoạn phát triển của bệnh giang mai
Giang mai vốn là một trong những căn bệnh xã hội vô cùng nguy hiểm có quá trình phát triển phức tạp, dễ gây hiểu lầm cho người bệnh mà chần chừ thăm khám, điều trị kéo theo nhiều hệ lụy khôn lường ảnh hưởng tới cả sức khỏe và tính mạng. Để tìm hiểu cụ thể các giai đoạn phát triển của bệnh giang mai đồng thời có thêm nhiều thông tin hữu ích về bệnh, bạn đọc hãy xem ngay bài viết dưới đây.
Nguyên nhân của bệnh giang mai
Giang mai là căn bệnh xã hội nguy hiểm do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra lây truyền chủ yếu qua đường tình dục. Ngoài ra, bệnh còn có lây lan từ người này sang người khác thông qua một số con đường sau:
- Lây từ mẹ sang con từ tháng thứ 4 trở đi.
- Tiêm truyền máu, tiêm trích ma túy với bơm tiêu không được vệ sinh, khử khuẩn.
- Tiếp xúc với mầm bệnh tại vết thương hở trên niêm mạc da.
- Lây truyền gián tiếp thông qua việc dùng chung đồ dùng cá nhân với người mắc bệnh.
Ai có nguy cơ mắc bệnh giang mai?
Dưới đây là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh:
- Quan hệ đồng tính hoặc lưỡng tính.
- Quan hệ tình dục với nhiều người.
- Thực hiện mua bán mại dâm.
- Quan hệ với bạn tình không chung thủy (bạn tình quan hệ với nhiều người).
- Từng mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Có bạn tình đang hoặc từng mắc bệnh xã hội.
- Tiêm chích ma túy hoặc tiêm truyền máu không đảm bảo vệ sinh, vô trùng vô khuẩn.
- Sức khỏe kém, hệ miễn dịch suy yếu.
Nếu bạn nằm trong những đối tượng trên thì hãy chủ động thăm khám, tiến hành xét nghiệm giang mai càng sớm càng tốt.
Bên cạnh đó, nữ giới đang mang thai cũng nên chủ động xét nghiệm giang mai để được tư vấn các dự phòng, điều trị tốt nhất, bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Các giai đoạn của bệnh giang mai
Giang mai tiến triển theo 4 giai đoạn với triệu chứng biểu hiện khác nhau. Bạn cần đặc biệt chú ý với những triệu chứng ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2 để kịp thời thăm khám, có hướng điều trị bệnh tốt nhất.
+ Giang mai giai đoạn đầu
Người bệnh thường bắt đầu xuất hiện săng giang mai tại bộ phận sinh dục sau khoảng 21 ngày tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai. Săng giang mai là những vết loét cứng, hình tròn, kích thước khoảng 0,3 đến 3cm, không ngứa, không đau, nặn thấy tiết dịch. Chúng biến mất sau khoảng 3-6 tuần.
Sau 3-5 ngày xuất hiện săng giang mai, người bệnh sẽ có thêm hạch ở các vùng lân cận. Hạch sưng to trong thời gian dài rồi biến mất.
+ Giang mai giai đoạn 2
Sau khoảng 45 ngày kể từ khi giai đoạn 1 kết thúc, giang mai sẽ bắt đầu giai đoạn 2. Lúc này, xoắn khuẩn giang mai đã có mặt ở khắp cơ thể, da, máu, niêm mạc gây nên những tổn thương khác nhau. Có thể là:
- Phát ban: Trông như vết dát tròn, có màu hồng nhạt, ấn vào thì biến mất, không ngứa, tập trung ở mạn sườn, ngực, bụng và hai tay. Khi chúng phát triển to lên có thể gây mưng mủ hay sùi lên như súp lơ, quả dâu.
- Sẩn giang mai: Sẩn giang mai màu đỏ hồng nhạt dạng vảy nến, trứng cá… xuất hiện toàn thân, trong đó hai tay, chân và lưng xuất hiện nhiều nhất. Sẩn giang mai thường gặp ở những người nghiện rượu.
- Phỏng nước: Xuất hiện nốt phỏng nước trông giống mụn cóc tại khu vực ẩm ướt như âm hộ, bìu.
Ngoài ra, ở giai đoạn này, người bệnh còn có có thể gặp phải một số biểu hiện khác như cúm, cơ thể mệt mỏi, rụng tóc, đau họng, sưng hạch, nhức đầu, đau cơ…
Các triệu chứng sẽ mất đi sau 2-6 tuần nếu không điều trị nhưng rất hay tái nhiễm sau vài tháng, có thể kéo dài tới 2 năm.
+ Giang mai giai đoạn tiềm ẩn
Đây là giai đoạn mà bệnh không xuất hiện bất kỳ một triệu chứng gì. Giai đoạn này có thể kéo dài vài năm cho tới chục năm tùy thể trạng mỗi người.
Chính vì không có biểu hiện nên không ít người cho rằng bản thân đã tự khỏi bệnh (kể cả khi không điều trị), đến khi bệnh bùng phát mạnh mẽ, gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe mới lo thăm khám. Lúc này, việc điều trị không chỉ gặp nhiều khó khăn mà còn tốn kém rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc.
+ Giang mai giai đoạn cuối
Giai đoạn cuối là giai đoạn bệnh trầm trọng và nguy hiểm nhất. Lúc này, xoắn khuẩn giang mai đã xâm nhập khắp cơ thể, gây tổn thương não, dây thần kinh, tim, máu, gan, xương, khớp khiến người bệnh bị mất trí nhớ, mất tập trung, mù lòa, tê tứ chi, đau đầu, co giật, viêm mạch chủ, phình động mạch chủ, rối loạn tâm thần, bại liệt toàn thân, vỡ mạch…
Triệu chứng giang mai ở trẻ nhỏ
Trẻ nhỏ thường xuất hiện các triệu chứng lâm sàng của bệnh sau khoảng 2-9 tháng kể từ khi nhiễm khuẩn. Cụ thể, khi mắc bệnh, trẻ thường bị nổi hạch ở bẹn, sờ thấy đau đồng thời xuất hiện những vết loét tròn, nông tại cơ quan sinh dục. Những vết này dần lan sang các bộ phận khác như mông, đùi, bẹn, hậu môn, miệng, mắt… và sẽ tự biến mất sau khoảng 3-6 tuần.
Sau một thời gian, chúng sẽ xuất hiện trở lại tại nhiều bộ phận khác như lòng bàn tay, chân… rồi xâm nhập vào hệ thần kinh, hệ tim mạch, gây rối loạn thần kinh trung ương cùng những vấn đề về tim mạch, thậm chí là tử vong.
Thường thì sau khi sinh ra, trẻ sẽ được xét nghiệm giang mai để chắc chắn có nhiễm bệnh hay không. Nếu không thấy làm xét nghiệm này, mẹ nên yêu cầu bác sĩ thực hiện để có những bước xử trí tốt nhất, bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho trẻ.
Bên cạnh đó, mẹ cần chú ý:
- Vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ cho trẻ mỗi ngày.
- Không truyền nguồn máu chưa qua xét nghiệm cho trẻ.
- Cho trẻ dùng đồ cá nhân riêng biệt: quần áo, khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng…
- Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ trong các bữa ăn hàng ngày.
- Khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ hoặc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Hi vọng bài viết đã giúp bạn đọc biết các giai đoạn phát triển của bệnh giang mai cùng những triệu chứng lâm sàng cơ bản mà trẻ nhỏ mắc bệnh có thể gặp phải. Để được tư vấn thêm về bệnh hoặc biết địa chỉ xét nghiệm giang mai uy tín, nhanh chóng, chính xác nhất Hà Nội, hãy nhấp chuột tại đây hoặc gọi tới đường dây nóng: (024) 38255599 – 083.66.33.399.
Xem thêm:
+ Các triệu chứng cảnh báo bệnh giang mai
+ Đường lây truyền của bệnh giang mai: Giải pháp trị bệnh
+ Đặc điểm bệnh giang mai giai đoạn 2
Ngày sửa: 03-08-2020
Bác sĩ Nguyễn Minh Thư là một trong những bác sĩ chuyên khoa nam học- hệ tiết niệu nổi tiếng của thành phố Hà Nội. Bác sĩ đã tích lũy được nguồn kiến thức sâu rộng cũng như những kinh nghiệm thực tiễn trong ngành nam khoa. Ngoài chuyên môn vững chắc trong việc thăm khám, chẩn đoán và điều trị thành công các bệnh nam khoa, bác sĩ còn được người bệnh quý trọng bởi luôn tâm huyết với nghề, hết lòng vì người bệnh.
Không chỉ gây nên những nốt mụn sùi xấu xí làm mất thẩm mỹ mà căn bệnh sùi mào gà ở nam còn còn có thể gây nên nhiều biến chứng cho sức khỏe và khả năng sinh sản, thậm chí là cả tính mạng. Chính vì thế, việc trang bị cho mình những kiến […]
Tác giả: Nguyễn Minh ThưSùi mào gà là một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm, căn bệnh này có thời gian ủ bệnh tương đối dài nên nhiều người thường không biết mình đã mắc bệnh. Từ đó, khiến người bệnh chậm trễ trong việc thăm khám và điều trị bệnh dẫn đến nhiều biến chứng nguy […]
Tác giả: Nguyễn Minh ThưLậu được biết đến là một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm, chỉ xếp sau căn bệnh giang mai và HIV. Hiện nay, tỉ lệ số người mắc bệnh lậu ngày càng tăng cao, do đó việc nhận biết được bệnh lậu lây qua đường nào? sẽ giúp người bệnh phòng tránh hiệu […]
Tác giả: Nguyễn Minh ThưCứ ngỡ sùi mào gà chỉ có ở vùng sinh dục đến khi phát hiện bản thân mắc bệnh ở mắt mới hối hận vì không chủ động phòng tránh tốt hơn. Vậy nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở mắt là do đâu? Tác hại và cách điều trị ra sao? Để tìm […]
Tác giả: Nguyễn Minh Thư