Bệnh xã hội

Biểu hiện bệnh giang mai ở miệng

Ngày Đăng: 30-07-2020 211

Giang mai ở miệng là một dạng không phải hiếm gặp của bệnh giang mai và có xu hướng ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở giới trẻ hiện nay. Đây là một trong số những bệnh xã hội nguy hiểm đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh nếu như không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Chính vì vậy, việc tìm hiểu những biểu hiện bệnh giang mai ở miệng là cách tốt nhất giúp nam giới biết cách phát hiện bệnh sớm và điều trị bệnh kịp thời.

Bài viết này được chia sẻ bởi các bác sĩ chuyên khoa của phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế.

Giang mai ở miệng là gì?

Các bác sĩ của phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế cho biết: “Giang mai là một trong những căn bệnh xã hội khá phổ biến và lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục không an toàn. Bệnh không chỉ xuất hiện ở bộ phận sinh dục mà còn có thể xuất hiện ở miệng và nhiều bộ phận khác trên cơ thể do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây nên. Theo đó, giang mai ở miệng là một trường hợp của giang mai, biểu hiện bởi các tổn thương răng miệng ở bệnh nhân. Theo thống kê của Hoa Kỳ, 15% các bạn trẻ tại nước này đang mắc bệnh giang mai ở miệng, chủ yếu do quan hệ tình dục bằng miệng. Số người mắc bệnh giang mai ở miệng tại Việt Nam chưa được thống kê cụ thể. Tuy nhiên, theo một chuyên gia về bệnh xã hội, con số này không hẳn là nhỏ, tập trung chủ yếu ở nam và nữ trong độ tuổi trưởng thành.

Nguyên nhân giang mai ở miệng

Theo các bác sĩ thì có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh giang mai ở miệng, trong đó những nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:

+ Quan hệ tình dục không an toàn: Đây là nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh giang mai, bởi theo thống kê có đến 95% nhiễm bệnh giang mai là do quan hệ tình dục không an toàn. Do đó, nếu bạn có quan hệ bằng miệng (oral sex) với người bị bệnh giang mai, nhất là khi đang gặp phải các vấn đề về răng miệng thì nguy cơ lây nhiễm bệnh càng cao.

+ Lây từ mẹ sang con: Nếu mẹ không may mắc phải căn bệnh giang mai trong giai đoạn mang thai sẽ truyền bệnh cho trẻ qua đường nhau thai hoặc khi sinh sẽ lây nhiễm bệnh sang cho trẻ qua đường sinh thường và gây nên giang mai bẩm sinh ở trẻ.

+ Sử dụng chung đồ dùng cá nhân: Việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh như bàn chải đánh răng, dao cạo râu, dùng chung bát đũa,… cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh giang mai ở miệng.

Ngoài ra, việc tiếp xúc với vết thương hở, hôn,… với người bệnh cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh giang mai ở miệng.

Triệu chứng của giang mai ở miệng

Cũng giống như bệnh giang mai ở cơ quan sinh dục và hậu môn, bệnh giang mai ở miệng sau thời gian ủ bệnh trong khoảng từ 3 – 90 ngày sau đó mới xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh rất dễ nhầm lẫn với các vấn đề ở miệng, như nhiệt miệng, viêm họng hay amidan, nên nhiều người thường chủ quan và bỏ qua. Cụ thể như sau:

  • Người bệnh cảm thấy đau họng, sốt nhẹ, khi ăn cảm thấy khó nuốt
  • Xuất hiện các vết trợt, loét kích thước từ 1 – 3 cm ở khoang miệng, họng, quanh miệng. Các vết trợt, loét thường có màu hồng nhạt, hình tròn hoặc hình bầu dục gọi là săng giang mai.
  • Các vết trợt này có bờ, nổi thành các gờ xung quanh, ở giữa có hiện tượng loét sâu. Thường nằm ở hố amidan gây đau họng, khó nuốt, có dấu hiệu sưng tấy ở amidan. Các vết trợt không gây đau, ngứa cho bệnh nhân.
  • Săng giang mai sẽ biến mất sau khoảng 2 – 6 tuần xuất hiện nhưng nhanh chóng trở lại và bắt đầu lan rộng khắp khoang miệng và toàn thân.
  • Bệnh có thể kèm theo các triệu chứng như nổi ban khắp cơ thể, rụng tóc, đau khớp, mệt mỏi,…. Một số trường hợp còn khó thở, nói không thành tiếng.

Giang mai ở miệng gây ra những tác hại gì?

Như đã biết, giang mai là một căn bệnh xã hội nguy hiểm , do đó căn bệnh này nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến cho người bệnh phải chịu đựng những tác hại do bệnh gây ra như:

  • Gâu viêm nhiễm, nhiễm trùng khoang miệng, đau rát. Từ đó, gây khó khăn trong việc ăn uống, mất cảm giác ngon miệng ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh gây sụt cân, người mệt mỏi, uể oải…
  • Gây sâu răng, vàng răng, sưng đau viêm lợi đặc biệt là xuất hiện mùi hôi khó chịu khiến người bệnh mặc cảm, thiếu tự tin khi tiếp xúc với người xung quanh và làm ảnh hưởng đến công việc.
  • Dễ lây nhiễm cho bạn tình và người thân xung quanh khi có các tiếp xúc trong sinh hoạt hàng ngày hoặc có quan hệ tình dục,…
  • Đặc biệt, khi chuyển giai giai đoạn tiềm ẩn và giai đoạn cuối, giang mai ở miệng còn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như phá hủy tất cả các cơ quan nội tạng trong cơ thể nhất là mắt, tim mạch, não, hệ thần kinh, hệ xương khớp… Từ đó đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách

Chính vì vậy, các bác sĩ khuyên các bạn khi nhận thấy cơ thể có các dấu hiệu nghi ngờ của bệnh giang mai ở miệng, hãy đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để tiến hành thăm khám và điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

Có thể bạn quan tâm: Dấu hiệu và cách điều trị bệnh lậu

Cách điều trị giang mai ở miệng

Với những biến chứng mà căn bệnh giang mai ở miệng có thể gây ra vừa nêu trên thì việc điều trị bệnh là điều rất quan trọng, tuy nhiên để biết được các điều trị giang mai ở miệng như thế nào? Trước tiên, người bệnh cần phải đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được các bác sĩ thăm khám, kiểm tra một cách cụ thể. Sau đó các bác sĩ mới tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị bệnh phù hợp và hiệu quả.

Lưu ý: Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về nhà hoặc áp dụng bất cứ phương pháp nào để điều trị bệnh khi chưa có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ. Bởi điều này có thể dẫn đến việc điều trị bệnh sai cách, sai thuốc, khiến cho bệnh trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn, thường xuyên tái phát và gây khó khăn cho việc điều trị bệnh về sau.

Nếu vẫn còn băn khoăn trong việc lựa chọn địa chỉ thăm khám và điều trị bệnh giang mai thì phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế, địa chỉ 12 Kim Mã – ba Đình – Hà Nội là một gợi ý cho người bệnh. Đây là cơ sở y tế chuyên khoa uy tín được Sở Y tế Hà Nội cấp phép hoạt động trong lĩnh vực thăm khám và điều trị các bệnh lý nam khoa – phụ khoa, bệnh lây qua đường tình dục,…. được các chuyên gia đánh giá cao và đông đảo người bệnh tin tưởng lựa chọn.

Hiện tại, các bác sĩ tại phòng khám đã và đang điều trị hiệu quả bệnh giang mai ở miệng nói riêng và căn bệnh giang mai nói chung bằng phương pháp Tây y là chủ đạo, sử dụng phác đồ Tây y đặc hiệu (chủ yếu là thuốc tiêm bắp) để ngăn chặn sự tiến triển của xoắn khuẩn giang mai. Đặc biệt, khi điều trị bệnh tại phòng khám, các bác sĩ còn kết hợp cho người bệnh áp dụng phương pháp tăng cường miễn dịch cơ thể có tác dụng giúp hạn chế các tác dụng phụ của thuốc tây y, tăng cường sức đề kháng, thanh lọc cơ thể, ngăn chặn bệnh tái phát hiệu quả- an toàn được áp dụng trên lâm sàng. Từ đó giúp người bệnh tiết kiệm được thời gian và chi phí điều trị bệnh.

Không những thế, khi thực hiện khám và điều trị bệnh tại phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế, người bệnh còn nhận được những lợi ích như:

  • Toàn bộ quá trình thăm khám và điều trị bệnh đều do đội ngũ bác sĩ chuyên khoa bệnh xã hội, có nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp thực hiện.
  • Cơ sở vật chất khang trang, tiện nghi, cùng hệ thống máy móc, thiết bị y tế hiện đại được nhập khẩu mới 100% từ nước ngoài giúp cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh diễn ra nhanh chóng, chính xác.
  • Mô hình thăm khám và điều trị bệnh “ 1 bác sĩ- 1 y tá- 1 bệnh nhân”, thông tin cá nhân người bệnh được bảo mật tuyệt đối.
  • Thủ tục khám bệnh nhanh chóng, chi phí niêm yết công khai phù hợp với quy định của bộ y tế.

Thông tin liên hệ với phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế

+ Địa chỉ: Số 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội

+ Số điện thoại: 02438.255.599 – 0836.633.399

+ Lịch làm việc: từ 7h30 – 20h tất cả các ngày, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ.

Những lưu ý trong quá trình điều trị

Để giúp cho bệnh điều trị bệnh diễn ra một cách thuận lợi và mang lại hiệu quả cao nhất thì trong quá trình điều trị, người bệnh cần phải lưu ý một số điều như:

Trong quá trình chữa trị bệnh, người bệnh nên tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không nên tự ý ngừng uống thuốc, giảm lượng thuốc hay thay thế loại thuốc khác khi không được sự đồng ý của bác sĩ.

  • Kiêng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị bệnh.
  • Có chế độ ăn uống hợp lý và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, tránh sử dụng các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá,…).
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nhất là khu vực khoang miệng.
  • Hạn chế tiếp xúc với các bệnh nhân bị bệnh khác, chú ý không ôm, hôn hoặc có các cử chỉ gần gũi khác đặc biệt khi cơ thể bạn có các vết xước hay vết thương. Hoặc sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác (cốc chén, khăn mặt, bàn chải răng, quần áo, dao cạo… ). Bởi điều này có thể khiến các xoắn khuẩn giang mai sẽ xâm nhập vào cơ thể bạn qua các vết xước trên cơ thể đi vào máu và tiếp tục gây bệnh trở lại.

Biện pháp phòng ngừa giang mai ở miệng

Do thiếu kiến thức nên nhiều người cho rằng quan hệ tình dục bằng miệng là biện pháp an toàn, ít lây truyền bệnh xã hội và tránh nguy cơ mang thai ngoài ý muốn. Thế nhưng việc làm này chỉ có tác dụng tránh mang thai chứ không thể phòng ngừa các bệnh xã hội. Vì vậy, để phòng ngừa giang mai ở miệng, các bạn có thể thực hiện theo một số cách sau:

  • Tiêm chủng, phòng ngừa và thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh.
  • Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su khi quan hệ, tốt nhất là không quan hệ bằng miệng và chung thủy 1 vợ 1 chồng.
  • Trường hợp nếu quan hệ bằng miệng, các bạn cần vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ, súc miệng với nước sát trùng trước và sau quan hệ để đảm bảo an toàn.
  • Tránh hôn hoặc sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người lạ.
  • Khi có những dấu hiệu nghi ngờ của bệnh, hãy đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để tiến hành thăm khám và điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

Hy vọng những thông tin mà các bác sĩ của phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế chia sẻ ở bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc có thêm những thông tin về căn bệnh nguy hiểm này. Đồng thời biết cách nhận biết những dấu hiệu của bệnh giang mai ở miệng,. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào cần được bác sĩ giải đáp, hãy nhấp chuột TẠI ĐÂY!

Xem thêm:

+ Tìm hiểu thông tin về bệnh giang mai thần kinh

+ Dấu hiệu và cách điều trị bệnh lậu

+ Tìm hiểu thông tin về bệnh giang mai thần kinh

Ngày sửa: 30-07-2020

Tác giả
Nguyễn Minh Thư
Bác sĩ nam học: Nguyễn Minh Thư Ngoại tiết niệu - Nam học

Bác sĩ Nguyễn Minh Thư là một trong những bác sĩ chuyên khoa nam học- hệ tiết niệu nổi tiếng của thành phố Hà Nội. Bác sĩ đã tích lũy được nguồn kiến thức sâu rộng cũng như những kinh nghiệm thực tiễn trong ngành nam khoa. Ngoài chuyên môn vững chắc trong việc thăm khám, chẩn đoán và điều trị thành công các bệnh nam khoa, bác sĩ còn được người bệnh quý trọng bởi luôn tâm huyết với nghề, hết lòng vì người bệnh.

Xem chi tiết >>
Bài viết liên quan
04TH09 Sùi mào gà ở nam? Nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị

Không chỉ gây nên những nốt mụn sùi xấu xí làm mất thẩm mỹ mà căn bệnh sùi mào gà ở nam còn còn có thể gây nên nhiều biến chứng cho sức khỏe và khả năng sinh sản, thậm chí là cả tính mạng. Chính vì thế, việc trang bị cho mình những kiến […]

Tác giả: Nguyễn Minh Thư
26TH08 Thời gian ủ bệnh sùi mào gà sinh dục? Cách điều trị bệnh

Sùi mào gà là một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm, căn bệnh này có thời gian ủ bệnh tương đối dài nên nhiều người thường không biết mình đã mắc bệnh. Từ đó, khiến người bệnh chậm trễ trong việc thăm khám và điều trị bệnh dẫn đến nhiều biến chứng nguy […]

Tác giả: Nguyễn Minh Thư
26TH08 Bệnh lậu lây qua đường nào? Phương pháp trị bệnh

Lậu được biết đến là một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm, chỉ xếp sau căn bệnh giang mai và HIV. Hiện nay, tỉ lệ số người mắc bệnh lậu ngày càng tăng cao, do đó việc nhận biết được bệnh lậu lây qua đường nào? sẽ giúp người bệnh phòng tránh hiệu […]

Tác giả: Nguyễn Minh Thư
22TH08 Sùi mào gà ở mắt: nguyên nhân, tác hại và cách điều trị

Cứ ngỡ sùi mào gà chỉ có ở vùng sinh dục đến khi phát hiện bản thân mắc bệnh ở mắt mới hối hận vì không chủ động phòng tránh tốt hơn. Vậy nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở mắt là do đâu? Tác hại và cách điều trị ra sao? Để tìm […]

Tác giả: Nguyễn Minh Thư
Đa khoa Y học Quốc tế