Bệnh xã hội

Các triệu chứng cảnh báo bệnh giang mai: Phương pháp trị bệnh

Ngày Đăng: 27-07-2020 498

Bệnh giang mai là bệnh tiến triển theo nhiều giai đoạn, tương ứng với từng giai đoạn là những triệu chứng khác nhau. Điều trị bệnh sớm, ngay khi còn ở giai đoạn 1, giai đoạn 2 sẽ giúp người bệnh nhanh chóng cải thiện, tiết kiệm chi phí và bớt để lại di chứng cho sức khỏe. Ngược lại, điều trị càng muộn thì càng gặp nhiều khó khăn đồng thời tốn kém thêm nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Vậy các triệu chứng cảnh báo bệnh giang mai cụ thể như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cụ thể thắc mắc này.

Bệnh giang mai là gì?

Bác sĩ Đào Thế Tân cho biết: Giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Loại xoắn khuẩn này xâm nhập trực tiếp vào cơ thể người qua các vùng da không được bảo vệ, bị xây xước, khi có quan hệ tình dục không an toàn hoặc khi thực hiện tiêm truyền máu, tiêm chích ma túy với bơm tiêu không khử khuẩn. Ngoài ra, xoắn khuẩn này cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con từ tháng thứ 4 trở đi, đe dọa trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng của cả mẹ và bé.

Triệu chứng cảnh báo bệnh giang mai

Bệnh giang mai tiến triển theo 4 giai đoạn là giai đoạn 1, giai đoạn 2, giai đoạn tiềm ẩn và giai đoạn cuối. Mỗi giai đoạn lại có cách nhận biết khác nhau kèm theo hậu quả sức khỏe khác nhau. Cụ thể:

+ Giang mai giai đoạn 1

Sau khoảng 21 ngày tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai, người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện săng giang mai ở bộ phận sinh dục như môi lớn, môi bé, âm đạo, cổ tử cung, quy đầu, dương vậy hay trực tràng.

Săng giang mai là những vết loát cứng, hình tròn, kích thước khoảng 0,3 đến 3cm, bờ đều đặn, không ngứa, không đau. Khi nặn, các vết này sẽ tiết ra chất dịch chứa nhiều xoắn khuẩn.

Sau 3-5 ngày xuất hiện săng giang mai, người bệnh sẽ có thêm hạch ở các vùng lân cận. Sau đó, các vết săng sẽ biến mất sau khoảng 3-6 tuần còn hạch sẽ sưng to trong thời gian dài rồi mới biến mất.

Nếu người bệnh không điều trị thì xoắn khuẩn giang mai sẽ xâm nhập vào máu. Đến ngày thứ 10 là cơ thể đã sản xuất ra kháng thể. Chẩn đoán huyết thanh có thể phát hiện bệnh.

+ Giang mai giai đoạn 2

Giang mai giai đoạn 2 bắt đầu khoảng 45 ngày sau giai đoạn 1. Lúc này, xoắn khuẩn đã có mặt ở khắp cơ thể, máu, da và niêm mạc gây nhiều tổn thương khác nhau. Cụ thể, người bệnh có thể thấy:

  • Phát ban màu đồi xứng hồng nhạt, không ngứa, trông như vết dát tròn, ấn vào thì biến mất, tập trung ở mạn sườn, ngực, bụng và hai tay. Khi chúng phát triển to lên có thể gây mưng mủ, sùi như súp lơ, quả dâu.
  • Xuất hiện sẩn giang mai màu đỏ hồng nhạt dạng vảy nến, trứng cá… xuất hiện toàn thân, trong đó hai tay, chân và lưng nhiều nhất. Sẩn giang mai ít gặp hơn phát ban, chủ yếu tập trung ở những người nghiện rượu.
  • Xuất hiện nốt phỏng nước trông giống như mụn cóc tại khu vực ẩm ướt như âm hộ, bìu.

Ngoài ra, người bệnh còn có biểu hiện cúm, cơ thể mệt mỏi, rụng tóc, đau họng, sưng hạch, nhức đầu, đau cơ…

Nếu không điều trị, các triệu chứng sẽ mất đi sau 2-6 tuần nhưng rất hay tái nhiễm sau vài tháng, có thể kéo dài tới 2 năm.

+ Giai mai giai đoạn tiềm ẩn

Sau giai đoạn 2, người bệnh thường sẽ bước vào giai đoạn tiềm ẩn, không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào. Giai đoạn này có thể kéo dài vài năm hoặc nhiều năm tùy từng người. Có người không bước vào giai đoạn này mà tới luôn giai đoạn cuối.

Do không có biểu hiện ra bên ngoài nên nhiều người chủ quan, nghĩ bệnh tự khỏi mà không đi khám. Đến khi bệnh bùng phát mạnh mẽ mới biết đã sang giai đoạn cuối, nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng.

+ Giang mai giai đoạn cuối

Lúc này, xoắn khuẩn giang mâi đã xâm nhập khắp các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể, gây tổn thương não, dây thần kinh, tim, mạch máu, gan, xương và khớp.

Nhiều người còn bị:

  • Mất trí nhớ
  • Dánh đi bất thường
  • Tê tứ chi
  • Mất tập trung
  • Đau đầu
  • Co giật
  • Mù lòa
  • Viêm mạch chủ
  • Phình động mạch chủ
  • Bại liệt toàn thân
  • Rối loạn tâm thần
  • Vỡ mạch

Đối tượng nào nên thực hiện xét nghiệm giang mai

Dưới đây là những đối tượng dễ mắc bệnh giang mai, nên làm xét nghiệm giang mai càng sớm càng tốt:

  • Quan hệ đồng tính hoặc lưỡng tính
  • Quan hệ tình dục với nhiều người
  • Người có bạn tình không chung thủy, quan hệ tình dục với nhiều người.
  • Có bạn tình đang hoặc từng mắc bệnh xã hội
  • Từng mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Có tiêm chích ma túy hoặc tiêm truyền máu không đảm bảo vệ sinh, vô trùng vô khuẩn.
  • Người có sức khỏe kém, hệ miễn dịch suy yếu.

Ngoài ra, nếu đang mang thai, nữ giới cũng nên chủ động xét nghiệm giang mai để được tư vấn các xử trí tốt nhất, bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Phòng ngừa bệnh giang mai

Để phòng ngừa bệnh giang mai, bạn cần chú ý hơn trong việc tình dục, cụ thể là:

  • Luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
  • Khi quan hệ tình dục bằng miệng, hãy sử dụng các loại đập nha khoa chuyên dụng
  • Tốt nhất chỉ nên chung thủy một bạn tình.

Bên cạnh đó, hãy chủ động xét nghiệm giang mai và kiểm tra sức khỏe thường xuyên để nắm bắt chính xác tình trạng bệnh lý của bản thân, từ đó được tư vấn những lời khuyên hữu ích nhất.

Một trong những địa chỉ uy tín hàng đầu tại Hà Nội chuyên thăm khám, tư vấn bệnh giang mai mà bạn có thể tin tưởng tìm đến là phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế (số 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội).

Phòng khám không chỉ trang bị hệ thống máy móc hiện đại, nhập khẩu từ các nước có nền y học phát triển hàng đầu trên thế giới mà còn quy tụ rất nhiều y bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, tay nghề vững vàng từ khắp các trung tâm, bệnh viện lớn của thủ đô giúp việc thăm khám diễn ra nhanh chóng, độ chuẩn xác lên tới 99,9%. Quy trình đảm bảo vệ sinh, điều kiện vô trùng vô khuẩn, thông tin cá nhân bảo mật tuyệt đối, chi phí niêm yết công khai minh bạch rõ ràng. Thủ tục nhanh gọn, không phải đợi chờ lâu.

Hi vọng bài viết đã giúp bạn đọc hiểu hoen về cách triệu chứng cảnh báo bệnh giang mai. Để được tư vấn thêm hoặc đặt hẹn trước tại phòng khám, bạn vui lòng Tại Đây hoặc gọi tới đường dây nóng: (024) 38255599 – 083.66.33.399.

Có thể bạn quan tâm>>>

+ Viêm tinh hoàn sau quai bị bao lâu thì khỏi

+ Bệnh giang mai giai đoạn đầu và các dấu hiệu điển hình

Ngày sửa: 27-07-2020

Tác giả
Đào Thế Tân
Bác sĩ nam học: Đào Thế Tân Chuyên ngành Nam học – Ngoại tiết niệu

Bác sĩ Đào Thế Tân với hơn 30 năm công tác tại bệnh viện đa khoa y học quốc tế 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội. Trong hơn 30 năm qua bác sỹ đã đạt được những thành tựu đáng kể trong nghiên cứu và thực hành lâm sàng lĩnh vực chuyên khoa nam học. Giúp hàng ngàn bệnh nhân thoát khỏi những ám ảnh nỗi đau bệnh tật. Bác sĩ là một chuyên gia tư vấn tâm lý về các bệnh nam khoa, tâm lý tình dục và sức khỏe sinh sản…Ngoài ra, bác sĩ còn phụ trách chuyên mục “Sức khỏe của bạn”  trên báo lao động cuối tuần nhằm mang đến những thông tin về chăm sóc sức khỏe hữu ích nhất tới toàn thể bạn đọc.

Xem chi tiết >>
Bài viết liên quan
04TH09 Sùi mào gà ở nam? Nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị

Không chỉ gây nên những nốt mụn sùi xấu xí làm mất thẩm mỹ mà căn bệnh sùi mào gà ở nam còn còn có thể gây nên nhiều biến chứng cho sức khỏe và khả năng sinh sản, thậm chí là cả tính mạng. Chính vì thế, việc trang bị cho mình những kiến […]

Tác giả: Đào Thế Tân
26TH08 Thời gian ủ bệnh sùi mào gà sinh dục? Cách điều trị bệnh

Sùi mào gà là một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm, căn bệnh này có thời gian ủ bệnh tương đối dài nên nhiều người thường không biết mình đã mắc bệnh. Từ đó, khiến người bệnh chậm trễ trong việc thăm khám và điều trị bệnh dẫn đến nhiều biến chứng nguy […]

Tác giả: Đào Thế Tân
26TH08 Bệnh lậu lây qua đường nào? Phương pháp trị bệnh

Lậu được biết đến là một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm, chỉ xếp sau căn bệnh giang mai và HIV. Hiện nay, tỉ lệ số người mắc bệnh lậu ngày càng tăng cao, do đó việc nhận biết được bệnh lậu lây qua đường nào? sẽ giúp người bệnh phòng tránh hiệu […]

Tác giả: Đào Thế Tân
22TH08 Sùi mào gà ở mắt: nguyên nhân, tác hại và cách điều trị

Cứ ngỡ sùi mào gà chỉ có ở vùng sinh dục đến khi phát hiện bản thân mắc bệnh ở mắt mới hối hận vì không chủ động phòng tránh tốt hơn. Vậy nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở mắt là do đâu? Tác hại và cách điều trị ra sao? Để tìm […]

Tác giả: Đào Thế Tân
Đa khoa Y học Quốc tế